Những nhà thơ chỉ có một bài thơ
Bài hịch của Lý Thường Kiệt trước cơ sở ngoại giao Trung Cộng ở San Francisco
Trong lịch sử văn học Việt nam và thế giới, chúng ta biết có những nhà thơ chỉ có một bài thơ. Thế mà, tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, sống mãi với thời gian, sống mãi với người đọc.
Tác phẩm của họ, bài thơ duy nhất ấy, vẫn mãi làm xúc động người đọc, vẫn mãi tiếp thêm năng lượng sống cho các thế hệ.
1. Bài thơ thần – bài thơ “Nam quốc sơn hà” - của Lý Thường Kiệt:
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng, một thái giám đời nhà Lý, có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Tàu-Tống vào năm 1075-1077. Ông được cho là người đã viết ra tác phẩm “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam).
Tài năng quân sự và chiến công trước quân xâm lược Tàu-Tống trong Chiến trận Như Nguyệt vào năm 1077 đã làm nên tên tuổi của ông. Ngày nay, người Việt thường liệt ông vào danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Dịch nghĩa:
Dịch thơ:
Hiện nay, có nhiều bản dịch thơ khác nhau. Nhưng, bản dịch thơ của học giả Trần Trọng Kim là bản dịch được nhiều người chấp nhận.
Bài thơ chỉ gồm (7 chữ) x (4 dòng), chỉ vỏn vẹn có 28 chữ, đã khẳng định quyền độc lập tự chủ của Dân tộc, vạch trần sự phi nghĩa, phi pháp của bọn xâm lược Tàu-Tống và sự thất bại triệt để, không thể tránh khỏi của chúng. Bởi thế, bài thơ đã được đánh giá là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Dân tộc ta”.
2. Bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung:
Đặng Dung (1373 - 1414), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai của Đặng Tất, người theo phò vua Giản Định đế của nhà Hậu Trần, sau bị Giản Định đế giết chết cùng với tướng Nguyễn Cảnh Chân. Giận vì cha mình chết oan, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) bỏ đi, lập Trần Quý Khoáng tức vua Trùng Quang và tiếp tục khởi nghĩa.
Dịch nghĩa:
Dịch thơ :
Bài thơ “Cảm hoài” (Nỗi lòng) chính là tiếng nói gan ruột của một bậc anh hùng thất cơ, lỡ vận. Người anh hùng đó có một hoài bão, một khát vọng to lớn là muốn giúp vua, nâng trục đất, muốn rửa sạch binh giáp, muốn đem lại thái bình cho đất nước, cho muôn dân. Nhưng, khi tuổi đã cao, sức đã kiệt, người anh hùng đó vẫn chưa thực hiện được khát vọng, hoài bão của mình. Bởi thế, tuy nói về sự thất bại, bài thơ vẫn khơi dậy ở người đọc những điều lớn lao, cao cả. Và, có lẽ vì thế, bài thơ vẫn sống mãi với các thế hệ người Việt Nam chúng ta.
3. Bài thơ «Un secret» (Một bí mật) của Félix Arvers:
Félix Arvers (1806-1850) là một nhà thơ Pháp. Ông viết tập thơ «Mes heures perdues» (Thời gian rảnh rỗi của tôi) năm 25 tuổi. Bài thơ Un secret(Một bí mật) là bài thơ trong tập thơ đó, và là bài thơ nổi tiếng duy nhất của ông. Vì vậy, trong nền văn học Pháp, Félix Arvers được xem là "Nhà thơ của một bài thơ duy nhất". Bài Un secret được viết dưới dạng một bài Sonnet (tức là một bài thơ gồm 14 câu, tuân theo cấu trúc và luật gieo vần khắt khe), do đó, nó cũng thường được gọi là Sonnet d'Arvers (Bài Sonnet của Arvers).
Félix Arvers yêu cô Marie, nhưng đó là tình yêu đơn phương, nên ông viết bài Sonnet «Un secret» để bày tỏ tình yêu câm lặng của mình.
Dịch nghĩa:
Dịch thơ :
Bài thơ nói về tình yêu, một tình yêu đơn phương, một tình yêu tuyệt vọng. Và, vì thế, người đọc chúng ta cảm nhận được một tình yêu chân thực, mạnh mẽ, nồng nàn, thiết tha của nhà thơ - người con trai, với cô gái xinh đẹp, mềm mại và dịu dàng (« douce et tendre ») nhưng lại quá đỗi thờ ơ, lãnh đạm!
Bản dịch thơ của Khái Hưng đã góp phần biểu đạt tâm trạng ray rức, xót xa, buồn khổ, đau đớn của nhà thơ – người con trai trong mối tình đơn phương, vô vọng và tuyệt vọng ấy.
Phan Thành Khương